Ngày nay, khi bước vào các nhà hàng Nhật, chúng ta sẽ thưởng thức những tô cơm trộn nóng hổi ngon lành khi đã yên vị và nghiêm chỉnh trên chiếu tatami trước bàn ăn. Nhưng thực chất, donburi – danh từ chỉ chung tất cả các loại cơm có phương thức chế biến là đặt nhân lên phần cơm nấu chín đã nén chặt trong tô tròn – loại vốn được người Nhật cổ sử dụng như cơm hộp ăn trưa giản tiện, có phần “dã chiến”.
Donburi được xác định là xuất hiện và cùng bắt đầu phổ biến trong thời Edo. Khi đó, người ta nấu cơm và nén vào một chiếc tô tròn, bên trên đặt thịt lươn nướng cùng một số loại rau, muối chua, đậy nắp kín lại và đem theo bên mình.
Món donburi lươn này thường xuất hiện trong các nhà hát với công dụng không khác popcorn trong rạp chiếu phim là mấy - dùng để ăn cho vui miệng. Vì không có đèn điện, các buổi biểu diễn ca kĩ thường tổ chức ban ngày và thường trùng vào giờ ăn trưa của người dân – donburi với khả năng giữ nhiệt từ chất liệu gỗ cùng hình dáng tròn dễ đặt lên đùi để thưởng thức đã được người Nhật lựa chọn như là hình thức ẩm thực không thể thiếu trong khi thưởng thức ca nhạc, kịch nghệ.
Đến thời Meji, donburi vẫn hết sức phát triển bên cạnh sự bùng nổ của bento hiện đại. Lí do đơn giản là bởi ngoại hình truyền thống, dung dị nhưng sang trọng của hộp donburi đen óng chạm hoa vàng, hoa đỏ, donburi đóng vai trò quan trọng trong việc lưu giữ phần nào nếp sống thành thị sơ khởi, vừa hiện đại hóa mà vẫn rất tinh tế trên đất Edo xưa.
Bên cạnh đó, hương vị của donburi rất đặc biệt và có thể coi là một món ăn cao cấp, mặc dù cách chế biến đơn giản. Nếu bento phân chia cơm và thức ăn mặn thành nhiều ngăn khác nhau thì ở donburi, người ta trực tiếp đặt nhân thịt, rau lên bề mặt cơm nóng, khiến các nguyên liệu có độ dính nhất định vào nhau và phối hợp hương vị một cách tự nhiên nhất. Khi xắn một miếng donburi đúng chuẩn, bạn sẽ thấy rõ 3 lớp gồm cơm – thịt/trứng và nguyên liệu phụ như rau củ hoặc muối chua, tất cả đều hòa quyện thật ngon lành trên chiếc thìa nhỏ trong tay của bạn.
Katsudon ... mon an nhat ban
Katsudon nhất định là cái tên đầu tiên phải nhắc đến khi giới thiệu donburi. Không chỉ cực kì phổ biến ở Nhật Bản, katsudon còn trở nên quen thuộc với thực khách nước ngoài. Hương vị katsudon – khác với nhiều món Nhật mang đặc trưng truyền thống đậm nét khác – khá dễ ăn và Tây hóa nhiều. Món này bao gồm thành phần chính là cơm (don), thịt heo tẩm bột rán như tempura (katsu), cùng một lớp omelette chín vừa hoàn hảo ở giữa.
Khi ăn katsudon, bạn sẽ từ từ được thưởng thức vị săn chắc của hạt cơm, đến cái béo béo của trứng gà và giòn giòn, sần sật của thăn heo chiên xù, tất cả đều hòa quyện với phần sốt mặn ngọt nâu bóng óng ả.Katsu tuy là đồ chiên nhưng được chế biến theo kĩ thuật giống tôm tempura nên không hề ngấy dầu mỡ, bên cạnh đó còn kết hợp rất ăn ý với mùi vị của hành lá, nấm và các loại rau củ đi kèm. Đây là lựa chọn an toàn cho bất kì ai còn e ngại sự khó ăn của đồ Nhật, và đương nhiên, luôn là công thức được người Nhật ưa chuộng hàng đầu
Gyudon... mon an nhat ban
Gyudon – cơm thịt bò – khác với những món donburi đã giới thiệu ở trên một chút bởi gyudon rất thích hợp để ăn theo lối cơm trộn. Nếu những món donburi khác thường xếp nguyên liệu thành từng lớp với những lát thịt dày, dài, tròn trịa, thì gyudon được trình bày với thịt bò cắt lát mỏng trên mặt. Khi ăn, người ta thường trộn đều thịt bò xào lăn với trứng gà lòng đào cùng hành tây, hành lá…
Người họ hàng xa là cơm trộn Hàn Quốc có nguyên liệu khá giống với gyudon, tuy nhiên công thức này vẫn mang đậm dấu ấn ẩm thực Nhật Bản nhờ hương vị của nước dùng dashi, xì dầu và mirin. Cùng với katsudon, Gyudon là món Nhật tương đối dễ ăn và rất được ưa chuộng khắp nơi trên thế giới, Tuy nhiên, một số người Nhật lại thích ăn gyudon nóng hổi với một quả trứng sống tươi nguyên đập lên trên. Cách ăn truyền thống nay không được phổ biến rộng rãi lắm nhưng vẫn rất thịnh hành tại bản xứ.
Tendon ... mon an nhat ban
Tendon không khác katsudon là mấy, chỉ thay phần thịt heo bằng tôm tempura. Nét đặc biệt của Tendon là việc phát huy toàn bộ hương vị của phương thức tẩm bột chiên đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản – bột rán trộn cùng vụn bánh mì vừa tạo được độ giòn, vừa giảm đi tỉ lệ mỡ ngấm vào nhân bên trong. Tendon ngoài được chế biến từ tôm tẩm bột thì rau củ cũng đều được lăn qua một lớp bột và bánh mì này, tạo nên một bản giao hưởng giòn tan khi đưa vào miệng.
Unadon ... mon an nhat ban
Đây chính là công thức truyền thống và khởi thủy của donburi, và cũng thuộc hàng donburi đắt đỏ nhất bởi thịt lươn ở Nhật khá hiếm (lươn là động vật nước ngọt, trong khi đó hệ thống sông ngòi ở Nhật cực kì ít ỏi). Cơm lươn nướng Nhật Bản đem lại một sự trải nghiệm hoàn toàn khác so với những công thức lươn ở nước bạn. Lươn sẽ được lọc thịt như những miếng phi lê bò, nướng giòn với sốt tare (sốt từ tương ngọt), kết thúc bằng lớp caramel thật mỏng quết trực tiếp lên thịt lươn ngay trên lửa hồng. Cách chế biến này tạo nên màu nâu thẩm đẹp mắt cho lươn nướng, bên cạnh đó là hương vị mằn mặn pha chút ngọt thanh, và mùi tanh bị át đi hoàn toàn. Đây còn được gọi chung là kĩ thuật tabayaki – vốn rất phổ biến trong ẩm thực Nhật Bản với điển hình là gà nướng xiên teriyaki.
Oyakadon ... mon an nhat ban
“Cơm thố mẹ-con” hay okayadon cũng là một công thức donburi dễ làm, dễ ăn bạn không thể bỏ qua. Sở dĩ có cái tên ngộ nghĩnh như vậy là bởi hai thành phần chính của okayadon bao gồm thăn gà hấp (“mẹ”) và trứng khuấy kiểu Nhật (“con”). So với các món donburi thường có thành phần chiên xào hoặc sốt béo, oyakadon đem lại hương vị thanh đạm hơn nhiều, vì vậy nó là lựa chọn phổ biến trong thực đơn mùa hè của người Nhật.
Trước khi trở tành Tokyo hoa lệ và tấp nập như ngày nay, thủ đô nước Nhật đã được biết đến như trung tâm văn hóa chính trị Edo cùng những động thái mở cửa, giao lưu nước ngoài tiên phong của Nhật Bản. Sự ra đời của hộp cơm donburi ở những nhà hát ca kĩ mang tính đại chúng là mình chứng cho bước chuyển mình từ xã hội truyền thống, với lối sinh hoạt mang chuẩn mực hoàng gia, đến đời sống cởi mở, bình dân và thoải mái hơn. Cho đến ngày nay, donburi với sự tiện lợi của mình vẫn được người dân Nhật Bản ưa chuộng, và hiếm có món ăn truyền thống nào lại vừa có thể hòa nhập với nhịp sống hối hả hiện đại, vừa truyền tải đầy đủ cái tinh tế, phong phú và đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản một cách thuần nhất như donburi.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét