Mon an Nhat Ban măng xào là món ăn phổ biến ở Việt Nam. Thậm chí ở một số vùng núi rừng Tây Bắc, măng xào còn là đặc sản. Nhưng bạn đã chán với cách xào măng truyền thống? Bạn muốn có gì đó mới mẻ hơn trong bữa ăn gia đình? Hãy thử cùng chúng tôi làm “măng xào kiểu Nhật” nhé!
Nguyên liệu
- 600g măng tươi.
- 1 muỗng cà phê đường.
- 1 muỗng cà phê bột canh.
- 2 muỗng cà phê xốt Teriyaki.
- 2 muỗng canh dầu ô liu.
Măng xào món ăn phổ biến của người Việt Nam.
Cách làm
- Bước 1: măng rửa sạch vỏ, cắt thành từng khúc dài khoảng 4 – 5 cm.
- Bước 2: đun sôi nước, trút măng vào luộc sơ trong khoảng 1 phút. Vì măng chứa axit oxalic, ăn nhiều dễ dẫn đến sỏi thận, nên bước luộc măng này sẽ giúp loại bỏ axit oxalic. Sau đó vớt măng ra, xả lại nhiều lần bằng nước lạnh rồi đổ ra rổ cho ráo nước.
- Bước 3: đun nóng dầu trong chảo, trút măng vào đảo nhanh tay.
- Bước 4: đổ 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, 2 muỗng canh xốt Teriyaki vào xào.
- Bước 5: sau đó đổ vào một bát con nước, đảo đều cho đến khi nước hơi cạn thì tắt lửa. Trút măng ra bát hoặc đĩa sâu lòng. Bày một cọng hành thái sợi cho đẹp mắt.
Thêm chút nước sốt Teriyaki cho món ăn trở nên lạ miệng.
Xốt teriyaki vốn được dùng để tẩm ướp trong các món nướng, nay sử dụng để xào măng đã đem lại cho món măng xào quen thuộc một hương vị mới. Đậm đà, lạ miệng.
Món măng xào tưởng như quen thuộc, nhưng khi được thêm chút nước sốt Teriyaki thì lại trở thành một món ngon lạ miệng cho bữa cơm gia đình bạn thêm phong phú.
Khi đã chán với những món kho mặn hay rán bạn có thể đổi vị cho bữa ăn gia đình bằng măng xào.
Thỉnh thoảng đổi
mon an nhat ban với măng xào xốt Teriyaki vừa giúp đổi mới thực đơn, thay đổi khẩu vị lại khiến bữa ăn thêm phần thú vị.
Trước đây, có quan niệm cho rằng măng là một trong những đồ ăn vô bổ, thậm chí không ít người nghĩ rằng ăn nhiều măng sẽ “hại máu”. Nhưng, kỳ thực đây là một trong những loại thực phẩm rất có giá trị, nhất là trong thời buổi hiện nay khi người ta nhiều khi quá ham đồ béo bổ, tinh chế mà bỏ quên các thực phẩm có nhiều chất xơ. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, măng vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng hóa đàm hạ khí, thanh nhiệt trừ phiền, tiêu thực giả độc, thông lợi nhị tiện, thường được dùng để làm thức ăn và làm thuốc cho những người bị cảm mạo phong nhiệt, ho do phế nhiệt có nhiều đờm vàng, phù thũng do viêm thận, do suy tim và thiểu dưỡng, sởi và thủy đậu ở trẻ em, sốt cao phiền khát, ăn uống chậm tiêu, tiểu tiện bất lợi, đại tiện không thông…